Các loại giống bò sữa trong và ngoài nước

Đa hình gen hormon sinh trưởng của một số giống bò nuôi ở Việt Nam

Hiện nay, chăn nuôi bò để lấy sữa đang là một nghề rất phổ biến và được tiến hành trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Chọn lọc ra bò có tiềm năng di truyền cho năng suất và chất lượng sữa cao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa là thiết thực. Với sự phát triển nhanh của các ngành khoa học đặc biệt là công nghệ sinh học, cho phép chúng ta có thể nghiên cứu sâu đến mức độ phân tử, đánh giá được tiềm năng di truyền các gen của vật nuôi. Gần đây, nhiều gen có tiềm năng đã được phát hiện có ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý và tính trạng sản xuất. Một trong số các gen đã chọn để tiến hành nghiên cứu là gen hormon sinh trưởng (GH) ở bò.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về đa hình gen GH ở bò, cho thấy gen này có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng sản xuất, trong đó có năng suất sữa. Andrzej Dybus (2002) đã tiến hành nghiên cứu đa hình gen hormon sinh trưởng của bò lang trắng đen của Ba Lan, cho thấy đa hình gen  có ảnh hưởng tới các tính trạng sản xuất sữa của bò. Zhou và cs (2005), nghiên cứu gen GH ở bò Holstein Bắc Kinh cũng nhận thấy đa hình gen có liên quan với các tính trạng sản xuất sữa. Lucy (1993) và Yao (1996) đã phát hiện hai điểm đa hình nằm trong exon 5 của gen GH có ảnh hưởng tới tính trạng sản xuất sữa.

Từ những kết quả thu được của các nhà nghiên cứu, với mục đích đánh giá mức độ đa hình gen GH của một số giống bò sữa ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Phân tích tính đa hình gen hormon sinh trưởng của một số giống bò nuôi ở Việt nam.

Nhằm xác định đa hình ADN và xác định kiểu gen cho từng cá thể. 

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Vật liệu nghiên cứu

Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: tổng số 206 con bò gồm:

14 bò đực giống nuôi ở  trung tâm tinh đông lạnh Moncada

62 bò sữa lai nuôi ở Trung tâm  nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì

70 bò sữa thuần nuôi ở Công ty giống bò sữa Mộc Châu

60 bò sữa thuần nuôi ở Trại bò sữa Tiền Phong Tuyên Quang

Thời gian nghiên cứu:   từ  9/2006 – 9/2007

 

Phư­ơng pháp nghiên cứu

Tìm hiểu thêm tại đây

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác