Chuồng trại và xây dựng

Xây dựng chuồng trại nuôi bò sữa

Chăn nuôi bò sữa là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Để đạt được hiệu quả cao cần có những khoản đầu tư nhất định như: đất đai, giống bò, thức ăn, các dụng cụ chăn nuôi và chuồng tại…Ngoài chi phí đầu tư cho con bò là quan trong nhất, đáng quan tâm phải đầu tư thoả đáng vào chuồng trại và các biện pháp cải tạo điều kiện tiểu khí hậu và bảo vệ môi trường. Đó là những điều cần thiết để chăm sóc, quản lý đàn bò tốt, giúp cho đàn bò luôn trong tình trạng có sứa khỏe và sức sản xuất tốt.

 

Một chuồng trại tốt phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc đàn bò sữa dễ dàng và có hiệu quả. Ví dụ: như cho bò ăn, vắt sữa. Người chăn nuôi chỉ đạt lợi nhuận cao khi bò sữa cảm thấy thoải mái (ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại) vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò (có thể tăng lượng thức ăn ăn vào, tiêu hoá tốt hơn và tiếp đó là nâng cao sản lượng sữa và năng xuất sinh sản, giảm chi phí thú y).

Chuồng bò phải được thiết kế sao cho có sự an toàn cao nhất đối với người chăn nuôi. Trong khu chuồng trại cần thiết kế chuồng ép để vắt sữa và phối giống cho bò.

1. Các kiểu chuồng trại
Do hạn chế về đất đai, chăn thả nên hầu hết các trại bò áp dụng phương thức.

1.1. Không chăn thả: Thức ăn được mang đến chuồng, bò luôn được nhốt trong chuồng, thỉnh thoảng được được ra sân chơi tắm nắng, vận động thay vì bò được chăn thả và ăn trên đồng cỏ.

Thuận lợi của phương thức này là năng suất của đất nông nghiệp có thể tận dụng tối đa (không có sụ hao hụt do giẵm dạp và rơi vãi). Thu phân dễ dàng, quản lý, chăm sóc bê tốt hơn và gia súc ít bị nhiễm ký sinh trùng.

Điều bất lợi là tốn thêm nhân công (cắt cỏ, vận chuyển...)

1.2. Cột buộc tại chuồng: bò bị cột không thể đi lại tự do trong chuồng.

Thuận lợi chủ yếu của ohương thức này là cần diện tích chuồng ít hơn so với phương thức tự do trong chuồng. Tuy nhiên, cần có vật liệu lót chuồng tốt (rơm chẳng hạn) cho bò nằm mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt. Rơm lót chuồng cần phải khô sạch nhằm giảm các yếu tố gây viem nhiễm bầu vú. Máng nước uống cần được đặt gần nơi bò (1 máng nước uống có thể dùng chung cho 2 bò cạnh nhau).

Bất lợi của phương thức này là khó phát hiện động dục; bò không thoải mái; cần vật liệu lót chuồng, rủi ro khi vắt sữa giữa 2 bò đứng sát nhau, giẫm đạp lên nhau (nhất là lên núm vú) ; dễ bị bệnh.

1.3. Tự do trong chuồng: bò được đi lại trong chuồng nuôi sau khi vắt sữa.

Phương thức này chỉ mới được một số hộ, trang trại lớn ở nước ta áp dụng. Phương thức này tao sự thoải mái nhất cho bò. Trong mọt diện tích giới hạn bò có thể đi lại tự do. Vùng giới hạn này thường nằm ở giữa máng ăn và các ô cho bò nằm. Trong các ô bò nằm nghỉ cát được sử dụng là vật liệu lót chuồng. Tuy nhiên rơn rạ băm nhỏ, mạt cưa hoặc lõi ngô băm vụn cũng có thể dùng lót chuồng. Thuận lợi của phương thức này là quan sát các biểu hiện của bò dễ dàng (nhất là khi phát hiện động dục); tạo sự thoải mái cho bò; ít bị bệnh móng, khớp; chỉ cần một máng uống nước trung tâm; ít tốn vật liệu lót chuồng.

Bất lợi là cần thêm diện tích chuồng trại, đầu tư ban đầu lớn; bò có thể húc ủi lẫn nhau; máng ăn, máng uống cần được thiết kế sao cho được dễ dàng để gia súc ăn uống bất kỳ lúc nào.

Lưu ý máng phải được đặt nơi mát mẻ, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào nước uống và thức ăn trong máng và thuận lợi khi làm vệ sinh. Các loại nấm mốc rất dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt của thức ăn dư thừa. Vì vậy máng phải đươc cọ rửa sạch sẽ hàng ngày. Máng phải được giữa khô ráo. Mặt nền của máng ăn cao hơn mắt nền chuồng khỏang 10-30 cm (nơi bò đứng). Thuạn lợi co bản của kiểu máng ăn này là chi phí xây dựng ít hơn và dễ dàng vệ sinh. Máng uống phải đảm bảo nước sạch và luôn đầy cho bò uống (một bò cao sản có thể tiêu thụ trên 100 kg nước mỗi ngày).

1.4. Chuồng ép

Trại có qui mô lớn cần phải xây “chuồng ép” để vắt sữa và thao tác thú y, ngaòi ra còn có tác dụng cung cấp thức ăn cho từng cá thể bò. Cho bò ăn trong khi vắt sữa có lợi điểm là ta dễ dàng điều khiển bò.

1.5. Chuồng cho bê

Phương thức chăn nuôi tiên tiến là tách bê ra khỏi bò mẹ sau khi sinh. Bê con cần có chuồng riêng. Chuồng này được thiết kế sao đáy chuồng cao hơn mặt nền chuồng có kẽ hở để phân và nước tiểu dễ dàng thoát xuống nền chuồng. Trên các thanh ngang của mặt đáy chuồng ta nên lót rơm khô (khoảng cách giữa các thanh ngang của đáy chuồng bê tối thiểu là 2 cm). Chuồng bê có các giá đỡ xô (cho bê uống sữa và đựng nước uống), máng cỏ hoặc các thức ăn hỗn hợp cho bê. Chuồng bê không đặt quá xa nơi vắt sữa. Chuông bê phải đảm bảo sự thông thoáng.

Tách bê con ra khỏi bò mệ ngay sau khi đẻ vì: có thể định lượng thức ăn cho bê (để bê bú mẹ ta không biết chính xác lượng sữa bê đã bú); dễ dàng vệ sinh chuồng trại; tránh được bệnh khớp, viêm rốn của bê.

1.6. Vệ sinh chuồng trại và môi trưòng

Vệ sinh là điều quan trọng nhất trong chăn nuôi bò sữa. Một môi trường sạch sẽ sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến sức khoẻ của bò. Hàng ngày nền chuồng phải được rửa sạch, nhờ sự thông thoáng và thoát nước tốt nên nền chuồng khô nhanh. Các dụng cụ vắt sữa cũng như dụng cụ chăm sóc bê phải được cọ rửa, sát trùng sạch sẽ, phơi nắng ngay sau khi sử dụng. Cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp với các loại hoá chất tẩy rửa và sát trùng, sử dụng các loại bàn chải thích hợp sẽ có kết quả tốt khi làm vệ sinh.

1.7. Kho chứa

Kho chứa thức ăn cũng như nới chứa sữa sau khi vắt rất quan trọng, kho phải thoáng mát, tránh ánh nắng luôn đề phòng sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng, chuột. Các vật chứa thức ăn cũng như sữa cần phải có nắp kín. Cám hỗn hợp và cỏ nên được dự trữ gần chuồng nhưng cũng đừng sát chuồng vì lý do vệ sinh thức ăn.


Các Tin tức khác
Nguồn: niengiamnongnghiep.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác