Góc nhìn chuyên gia

Bảng 7 cho biết số bò cái DHI xác định phẩm chất về tình trạng sinh sản theo năm sinh bê đầu cũng như trung bình điểm sinh sản thực trong chu kỳ sữa đầu và sô chọn lọc dựa vào tính trạng trong khi loại thải. Điểm tổng cộng về lứa đẻ đầu tính được trên phạm vi từ 50 đến 89. Trung bình điểm sinh đẻ lứa đẻ đầu của bò Holstein DHI giảm xuống từ 78,2 đến 76,1 giữa năm 1983 và 2000. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn về điểm sinh đẻ thay đổi theo thời gian, và Hiệp hội bò Holstein Mỹ đã nỗ lực kiểm tra trung bình của các con bò cái mà được ghi điểm mỗi năm (J. Connor, Hiệp hội bò Holstein USA, Brattleboro, VT, Giao dịch cá nhân). Tuy nhiên, sự suy giảm về trung bình điểm tổng cộng không cung cấp được bằng chứng mà cấu trúc quần thể đã làm giảm giá trị, và ước lượng khuynh hướng di truyền cho thấy rằng đã cải tiến được (Tsuruta et al., 2002). Các con cái có ³ 2 lứa đẻ có diểm tổng cộng cao hơn khoảng 1,4 đến 1,9 so với các con chỉ có 1 lứa. Số chu kỳ sữa mà các con đã hoàn thành thích hợp đã tăng lên bằng điểm tổng cộng mà được chỉ định trong thời gian chu kỳ sữa đầu đã cải tiến. Các con cái có ³ 4 lứa có điểm tổng cộng lứa đẻ đầu cao hơn khoảng 0,3 đến 0,5 so với các con có 3 chu kỳ sữa và khoảng 0,7 đến 1,2 so với các con có 2 chu kỳ sữa.
Bảng 7.Số bò cái có số liệu kiểu dạng, trung bình điểm tổng cộng lứa đẻ đầu (FS), và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) về điểm tổng cộng lứa đẻ đầu theo năm sinh bê đầu của các con còn sống lại 2, 2, 3, và 4 lứa đẻ so sánh với các con chỉ có số liệu lứa đẻ đầu
|
Trung bình tính trạng lứa đẻ đầu được tính toán với bò cái sinh bê trong thời gian 1996 hoặc 1997 (Bảng 8) để minh họa ảnh hưởng mà quy đổi sang phương pháp dự đoán tốt nhất có trong các nhóm sống sót. Trung bình sản lượng sữa chu kỳ sữa đầu tăng lên khoảng 933 kg giữa năm 1996 và 1997 với các con còn sót lại chỉ 1 chu kỳ so sánh với 406 kg với các con còn sót lại sống lại ³ 2 chu kỳ. Số gia tăng trung bình tương ứng là 26 và 15 kg với mỡ sữa và 29 và 12 kg với protein thực. Trung bình lượng tế bào Soma lứa đẻ đầu của các con bị loại thải trước lứa đẻ 2 đã căn bản được nâng cao (giảm 0,22), trong khi đó với các con còn sống lại đến ³ 2 chu kỳ sữa đã thay đổi một chút (tăng 0,03). Trung bình lứa đẻ đầu trong năm 1996 và 1997 đã cung cấp bằng chứng thay đổi theo phương pháp dự đoán tốt nhất với sản lượng và lượng tế bào Soma đã gây ra suy giảm đột ngột về cường độ chọn lọc rõ ràng. Không có sự thay đổi kịch liệt ấy được theo dõi về ngày nghỉ, điểm khó đẻ, và điểm tổng cộng, mà không được hiệu chỉnh theo phương pháp dự đoán tốt nhất. Mặc dầu tiến triển rõ ràng đối với sản lượng và lượng tế bào Soma đã căn bản giảm xuống, tiến triển thực có khả năng không thay đổi nhiều. Bởi vì phương pháp dự đoán tốt nhất không được USDA thực hiện đến tận năm 1999 và nhìn chung không thực hiện chút nào ở các trung tâm sử lý số liệu sữa, dự đoán sản lượng sữa của bò cái và lượng tế bào Soma mà được cung cấp tới các nhà chăn nuôi DHI (và có thể thay đổi sự lựa chọn để loại thải chúng) không bị thay đổi giữa năm 1996 và 1997. Nghiên cứu bổ xung có thể cần thiết để kiểm tra khả năng dự đoán trong tất cả các tình huống. Có kết quả dự đoán chính xác nhất của năng suất của bò cái là vấn đề then chốt cho các nhà chăn nuôi để duy trì các hoạt động có lợi nhuận cao.
Bảng 8. Trung bình lứa đẻ đầu đối với sản lượng tiêu chuẩn (sữa, mỡ sữa, và protein), lượng tế bào Soma, ngày nghỉ thực tế (DO), điểm khó đẻ (DS), và điểm tổng cộng (FS) đối với các con sinh bê đầu vào năm 1996 và 1997 theo số lứa mà con vật còn sót lại
|
Mặc dầu số liệu ngày nghỉ hoặc điểm khó đẻ không được chuẩn hóa, sự thay đổi lớn đã được theo dõi về ngày nghỉ các con đẻ lứa đầu giữa năm 1992 và 2000 (không thể hiện ở bảng). Trung bình ngày nghỉ lứa đẻ đầu tăng lên khoảng 31 ngày với bò cái sót lại chỉ duy nhất 1 chu kỳ và khoảng 11 ngày với các con còn sót lại từ 2 lứa trở lên. Có thể do khả năng dự trữ của bST, một số bò cái mà một nhà chăn nuôi đã có kế hoạch loại thải vào lúc kết thúc các chu kỳ sữa đầu được vắt sữa lâu hơn do sản lượng kiểm tra theo ngày của chúng vào lúc cuối kỳ được nâng cao.
ảnh hưởng của việc quy đổi xang dự đoán tốt nhất đã làm tăng mối quan tâm về dộ chính xác của sự khác nhau giữa các tính trạng giữa các nhóm còn sót lại và khả năng chứng minh chính xác cường độ chọn lọc đã thay đổi như thế nào trong và giữa các tính trạng theo thời gian. Bởi phương pháp dự đoán tốt nhất được thực hiện đối với sản lượng sữa, sản lượng mỡ sữa, và sản lượng protein sữa và lượng tế bào Soma vào cùng một lúc, tầm quan trọng tương đối là các nhà chăn nuôi chỉ định cho 4 tính trạng đó trong thời gian loại thải có thể được so sánh chính xác cả trong các năm và giữa các năm.
Bảng 9 cho biết tầm quan trọng đặt vào các tính trạng sản lượng và ngoại hình khi loại thải bò cái Holstein Mỹ trong thời gian lứa đẻ đầu có liên quan với tầm quan trọng 100% đối với sản lượng sữa. Các nhà chăn nuôi đã ước tính giá trị sản lượng protein thực tương tự với sản lượng sữa (tầm quan trọng tương đối 91 đến 102%, kể cả các năm không thể hiện trong bảng). Tầm quan trọng về sản lượng mỡ sữa là 74 đến 86% của tầm quan trọng về sản lượng sữa, với tầm quan trọng trong thời gian những năm 1990 thấp hơn một chút so với những năm 1980. Tầm quan trọng do các nhà chăn nuôi nhấn mạnh đến lượng tế bào Soma là 17% của tầm quan trọng về sản lượng sữa vào năm 1987 (không thể hiện trong bảng), nhưng lượng tế bào Soma đã thu được ý nghĩa quan trọng loại thải theo thời gian (>30% từ năm 1997).
Bảng 9. Tầm quan trọng khi loại thải trong thời gian chu kỳ sữa đầu đối với các tính trạng sản lượng, lượng tế bào Soma, ngày nghỉ, điểm khó đẻ, và điểm tổng cộng liên quan đến sản lượng sữa theo năm sinh bê đầu
|
Ngày nghỉ lứa đẻ đầu nhận được 18 đến 30% tầm quan trọng của sản lượng sữa giữa năm 1982 và 1996 (Bảng 9), mặc dầu khả năng sinh sản được đo lường bằng tỷ lệ mang thai đang trở lên tồi hơn (Văn phòng chương trình cải tiến vật nuôi - Animal Improvement Programs Laboratory, 2006a). Tầm quan trọng về khả năng sinh sản khi loại thải bò cái đã tăng lên trong những năm 1990, và ngày nghỉ nhận thấy có 72 đến 74% của tầm quan trọng đến sản lượng sữa từ năm 1998 cho đến năm 2000. Sự gia tăng lớn nhất cho thấy giữa năm 1996 (30%) và 1997 (61%), mà bị ảnh hưởng bởi thực hiện phương pháp dự đoán tốt nhất (VanRaden et al., 1999). Tuy nhiên, tầm quan trọng tăng lên rõ rệt ở sinh sản sau năm 1996 cho thấy phù hợp về đánh giá cao vừa phải tầm quan trọng do các chủ chăn nuôi trong thực tế. Mặc dầu chọn lọc trực tiếp. Khả năng sinh sản khi loại thải bò cái có thể làm chậm sự giảm xuống về ngày nghỉ, đạt được kết quả dương sẽ là dễ nhất thông qua con đường chọn lọc con bố và ông nội; mà là, bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng PTA của bò đực non đối với tỷ lệ mang thai con gái. Một nghiên cứu toàn diện hơn có thể thử nghiệm để chia nhỏ sự thay đổi về ngày nghỉ do chọn lọc trực tiếp và gián tiếp và ước lượng chọn lọc trực tiếp về ngày nghỉ mà sẽ yêu cầu trung hòa ảnh hưởng gián tiếp của chọn lọc trực tiếp để có sản lượng cao, mà làm giảm khả năng sinh sản.
Tầm quan trọng đến điểm khó đẻ trong thời gian loại thải lứa đẻ đầu (Bảng 9) có giá trị cực thấp nhưng dần dần tăng lên (8% vào năm 1982 đến 15% vào năm 2000) so với tầm quan trọng đến sản lượng sữa. Tăng từ 9% vào năm 1996 đến 11% vào năm 1997 là nhỏ khi so sánh với sự gia tăng mong muốn từ sự suy giảm rõ rệt khi nhấn mạnh đến sản lượng sữa gây ra do thực hiện phương pháp dự đoán tốt nhất.
Tầm quan trọng về điểm tổng cộng có liên quan đến sản lượng sữa giảm xuống một chút từ 29% vào năm 1982 đến 23% vào năm 1996. Với các con sinh bê năm 1997, mà bị ảnh hưởng do thực hiện phương pháp dự đoán tốt nhất đối với các tính trạng sản lượng và lượng tế bào Soma, tầm quan trọng tương đối ở tổng điểm tăng lên đến 33% mặc dầu sai khác bình phương nhỏ nhất giữa các con chỉ có duy nhất 1 lứa và các con có từ 2 lứa trở lên bị giảm xuống (Bảng 8). Tầm quan trọng tương đối đến tổng điểm đạt đến giá trị cao là 38% vào năm 1998, giảm xuống đến 31% vào năm 1999, và có giá trị 33% (giống hệt như lượng tế bào Soma) vào năm 2000.
Bảng 10 cho biết tầm quan trọng do các chủ chăn nuôi bò sữa giúp cho các tính trạng đánh giá kiểu dạng khác nhau so với tầm quan trọng giúp cho tổng điểm khi quyết định con nào bị loại thải trong chu kỳ sữa đầu. Nhiều tính trạng của cơ thể (tầm vóc, sức khỏe, độ sâu thân, và rộng mông) nhận được tầm quan trọng tương đối hơn từ 1983 đến 1986 (22 đến 32%) so với các tính trạng ấy nhận được từ năm 1997 đến 2000 (1 đến 20%). Trái lại, nhiều tính trạng bầu vú (cao bầu sau, rộng bầu sau, và khe bầu) nhận được khoảng tầm quan trọng tương đối như nhau trong những năm gần đây (40 đến 64%) như là những năm đầu (42 đến 63%). Sâu bầu cho thấy tăng cao nhất về tầm quan trọng tương đối (13% năm 1983 đến 41% năm 2000). Chân sau (xem bên sườn) và góc mông nhận được sự chú ý nhiều hơn một chút vào những năm gần đây, trong lúc tầm quan trọng về góc bàn tăng lên từ 24% năm 1983 đến 36% năm 1997 và sau đó suy giảm đến 28% năm 2000. Hình dạng bò sữa suy giảm từ 50% của tầm quan trọng trong điểm tổng cộng vào năm 1983 đến 23% năm 2000.
Bảng 10. Tầm quan trọng khi loại thải trong chu kỳ sữa đầu ở 14 tính trạng đánh giá kiểu dạng có liên quan đến điểm tổng cộng theo năm sinh bê đầu
|
Sự thay đổi về tầm quan trọng tương đối ở các tính trạng kiểu dạng phản ánh mối quan tâm của các nhà chăn nuôi bò sữa trong cải tiến sức khỏe và ngoại hình của các con cái. Các chủ trang trại muốn bầu vú sau rộng, cao để chứa đựng sữa nhiều hơn cùng với gắn kết bầu vú khỏe, vị trí núm vú thích ứng, và có khoảng trống tốt trên mặt đất để đề phòng viêm vú và tránh tổn thương. Tầm quan trọng hơn được đặt vào chân thẳng hơn. Tầm quan trọng tăng lên ở góc mông (Wall et al., 2005) và tầm quan trọng ngược lại được đặt vào con vật có hình dạng bò sữa (Tsuruta et al., 2005) có thể cho biết mối quan tâm đang tăng lên về nâng cao khả năng dễ sinh bê và tỷ lệ thụ tinh.
Bảng 11 cho biết sự khác nhau về năng suất lứa đẻ 2 giữa các con có từ 3 lứa trở đi và các con bị loại thải ở chu kỳ sữa 2. Sự khác nhau lứa đẻ 2 lớn nhất có giá trị là 15% lứa đẻ đầu (Bảng 1 cho đến bảng 6) ngoại trừ ngày nghỉ và điểm khó sinh bê. ở lứa đẻ 2, lợi thế ngày nghỉ của các con còn sót lại không tăng lên theo thời gian (thấp hơn 22 ngày năm 1982 đến thấp hơn 36 ngày năm 2000) cũng như ở lứa đẻ 1 (thấp hơn 20 ngày năm 1982 đến thấp hơn 43 ngày năm 2000). Sai khác về điểm khó đẻ lứa 2 của các con còn sót lại ở các lứa đẻ thêm ở các con mà bị loại trong thời gian chu kỳ sữa hiện tại [-0,04 đến -0,10 (không thể hiện ở bảng)] là khoảng 1 nửa sai khác ở lứa 1 (-0,10 đến 0,14). Giảm về lợi thế điểm khó đẻ ở lứa đẻ 2 được mong chờ là khó sinh bê ít hơn nhiều ở các lứa đẻ sau so với ở lứa đẻ 1 (Dematawewa and Berger, 1997). Đến tận khi thực hiện dự đoán tốt nhất đối với các con sinh bê năm 1997 trở đi, sai khác lứa đẻ 2 về sản lượng sữa giữa các con mà còn sót lại ở các lứa sữa tăng thêm và các con còn sót lại chỉ 2 lứa cao hơn các kết quả báo cáo của (Keown et al. (1976).
Bảng 11. Số bò cái có số liệu protein lứa đẻ 2 và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) ở các tính trạng lứa đẻ 2 theo năm sinh bê lứa 2 của các con còn sót đến trên 2 lứa so với các con chỉ có số liệu lứa 1 và 2
|
Bảng 12 cho biết tầm quan trọng tương đối đặt ở các tính trạng lứa đẻ 2 khi loại thải trong thời gian lứa đẻ 2. Protein thực lại nhận được gần như tầm quan trọng giống nhau (92 đến 100%) ngang bằng sữa. Mỡ sữa được đánh giá cân đối hơn một chút so với sữa (80 đến 90%) trong thời gian chu kỳ sữa 2 so với chu kỳ sữa đầu (74 đến 86%, Bảng 9), nhưng giá trị thêm lớn nhất được đặt vào lượng tế bào Soma và ngày nghỉ. Tầm quan trọng tăng lên ở lượng tế bào Soma có thể gây ra từ trung bình lượng tế bào Soma cao hơn ở các chu kỳ sữa sau, mà có ảnh hưởng tiêu cực tăng lên đến giá sữa mà nhận được do các chủ chăn nuôi bò sữa bởi vì sự khuyến khích về chất lượng đối với lượng tế bào Soma thấp. Tầm quan trọng tăng lên về ngày nghỉ có thể gây ra từ độ bền tiết sữa của các con lứa sau thấp hơn so với các con lứa đầu. Từ năm 1996 cho đến năm 1998, tầm quan trọng về lượng tế bào Soma tăng lên từ 66 đến 80% của tầm quan trọng đặt vào sản lượng sữa lứa đẻ 2, và ngày nghỉ nhận được tầm quan trọng hơn (112% đến 131%) so với sản lượng sữa từ năm 1997 cho đến 2001. Tuy nhiên, tầm quan trọng về lượng tế bào Soma và ngày nghỉ có liên quan đến sản lượng sữa ở lứa đẻ 2 đã giảm nhẹ trong năm 2001 dựa vào số liệu từ năm chưa hoàn thiện. Do biến động về điểm khó đẻ thấp hơn ở lứa đẻ 2 so với ở lứa đẻ 1, tầm quan trọng tương đối về điểm khó đẻ so với sản lượng sữa cao hơn ở lứa đẻ 2 (bảng 12) so với lứa đẻ 1 (Bảng 9), mặc dầu sai khác bình phương nhỏ nhất giữa các con cái mà bị loại và các con vẫn còn lại nhỏ hơn ở lứa đẻ 2 (Bảng 11) so với ở lứa đẻ 1 (Bảng 6).
Bảng 12. Tầm quan trọng khi loại thải chu kỳ sữa 2 đến các tính trạng sản lượng, lượng tế bào Soma, ngày nghỉ, và điểm khó đẻ có liên quan đến sản lượng sữa theo năm sinh bê 2
|
Bảng 13 cho biết sự khác nhau về năng suất lứa đẻ 3 giữa các con có trên 3 chu kỳ sữa và các con bị loại thải trong thời gian chu kỳ sữa 3. Lợi thế của những con còn sót lại của các tính trạng sản lượng lứa đẻ 3 và lượng tế bào Soma nhìn chung tương tự với lợi thế đối với các tính trạng lứa đẻ đầu và lứa đẻ thứ hai ngoại trừ có suy giảm một chút về lợi thế còn sót lại ở sản lượng sữa và sản lượng protein thực trong những năm 1980. Lợi thế sống sót đối với ngày nghỉ lứa đẻ 3 tăng lên thậm chí thấp hơn (thấp hơn 23 ngày năm 1982 đến 30 ngày năm 2000) theo thời gian so với đưọc tìm thấy ở lứa đẻ 2. Sự khác nhau về DS ở các con sống sót lứa đẻ 3 (-0,03 đến -0,06) thấp hơn so với cả sự khác nhau lứa đẻ 2 và lứa đẻ 1. Sự khác nhau lứa đẻ 3 về sản lượng sữa giữa các bò cái mà còn sót lại ở các kỳ sữa tăng thêm và các con chỉ còn 3 lứa cao hơn so với hoặc gần như giống hệt nhau ở các con đó do Keown et al. (1976)báo cáo ngay cả sau khi thực hiện đầy đủ BP ở các con sinh bê năm 1997 trở đi.
Bảng 13. Số bò cái có số liệu protein lứa đẻ 3 và sai khác bình phương nhỏ nhất (lợi thế) ở các tính trạng lứa đẻ 3 theo năm sinh bê thứ 3 của các con còn sót lại trên 3 lứa so sánh với các con chỉ có số liệu lứa thứ nhất, thứ 2, thứ 3.
|
So sánh tầm quan trọng tương đối các tính trạng khi loại thải trthaircks 3 ( Bảng 14) cho biết hầu như không có thay đổi do chọn lọc từ đó đối với lứa đẻ 2 (Bảng 12). Tầm quan trọng ngày nghỉ lứa đẻ 3 cao hơn một chút với tầm quan trọng ngày nghỉ lứa đẻ 2 trong thời gian các năm 1980 và sau đó thấp hơn một chút trong những năm 1990.
Bảng 14. Tầm quan trọng đến các tính trạng sản lượng khi loại thải trong thời gian chu kỳ sữa 3, SCS, ngày nghỉ, và điểm dễ đẻ có liên quan đến sản lượng sữa theo năm sinh bê thứ 3.
|
Tầm quan trọng đến các tính trạng sản lượng trong chỉ số LNM ((VanRaden and Multi-State Project S-1008, 2006) đã giảm sản lượng sữa (5% vào năm 2000 đến 0% năm 2006), tăng thấp về sản lượng mỡ sữa (21% năm 2000 đến 23% năm 2006), và giảm sản lượng protein thực (36% năm 2000 đến 23% năm 2006). Tầm quan trọng tương đối về SCS và các tập hợp kiểu dạng (bầu vú, bàn chân/chân, và kích thước cơ thể) nhìn chung vẫn giống nhau. Nhiều chỉ tiêu giảm nhấn mạnh đến các tính trạng sản lượng gây ra từ thêm các tính trạng thích hợp mới (dễ sinh bê, tỷ lệ mang thai con gái, và đẻ non) và thay đổi nhấn mạnh đến đời sống sản xuất. Mặc dầu thay đổi về các tính trạng sản lượng khác nhau giữa LNM và loại thải, cả hai đều cho biết một sự gia tăng về sự quan trọng của các tính trạng thích hợp.
Các chủ sản xuất đặt các tầm quan trọng khác nhau đến các tính trạng thích hợp và sản lượng khi loại thải bò cái Holstein Hoa Kỳ, nhưng tầm quan trọng tương đối giữa các tính trạng vẫn tương đối kiên định từ năm 1982 không tính đến lứa đẻ. Sản lượng protein thực nhận được gần như cùng mức quan trọng (90 đến 101%) như sản lượng sữa, trái lại tầm quan trọng đến sản lượng mỡ sữa có liên quan đến sản lượng sữa thấp hơn (72 đến 91%). Phần nhấn mạnh cao hơn đối với protein có thể được giải thích bằng tương quan cao hơn của sản lượng sữa với sản lượng protein hơn so với sản lượng mỡ sữa (Schutz et al., 1990). Giá trị lượng tế bào soma thấp hơn đã tăng lên có ý nghĩa thống kê quan trọng, và nhấn mạnh đến SCS có liên quan đến sản lượng sữa tăng từ 17% năm 1987 đến 33% năm 2000 ở lứa đẻ 1; them chí tầm quan trọng cao hơn được đặt vào SCS ở các lứa đẻ sau (59 đến 84%). Mặc dầu ngày nghỉ đã tăng lên ở quần thể bò Holstein Mỹ theo thời gian bởi tương quan của nó với sản lượng sữa, chỉ tiêu này nhận được tầm quan trọng loại thải đáng kể từ năm 1997 (61% đến 131%), đặc biệt đối với các lứa đẻ sau. Nhấn mạnh chọn lọc đến DS có liên quan đến sản lượng sữa là thấp (7 đến 19%). Nhấn mạnh đến FS trong thời gian loại thải có liên quan đến tầm quan trọng về sản lượng sữa là thấp (22 đến 38%) ở các đàn DHI theo thời gian.
Tầm quan trọng tương đối mà các chủ chăn nuôi đặt vào các tính trạng sản lượng và ngoại hình khi loại thải, có thể được cân nhắc khi xác định các tính trạng nào để nhấn mạnh khi chọn lọc bò đực kiểm tra qua đời sau và dịch vụ thụ tinh nhân tạo mở rộng. Tầm quan trọng đó cũng có thể được sử dụng để phát triển phần mềm loại thải dựa vào chỉ số trong hệ thống quản lý bò sữa.
H. D. Norman, J. L. Hutchison, J. R. Wright, M. T. Kuhn and T. J. Lawlor -
Dịch giả: Phạm Văn Giới - Nguồn Viện chăn nuôi

