Thức ăn, nước & thiết bị
Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò
Mỗi giai đoạn thí nghiệm là 21 ngày gồm có 14 ngày để làm thích ứng và 7 ngày để thu thập số liệu.
Các khẩu phần thí nghiệm được nuôi dưỡng theo dạng khẩu phần hỗn hợp đầy đủ (TMR) (Total Mixed Ration) và được chuẩn bị hàng ngày lúc 8h sáng. Tỷ lệ thức ăn tinh/thức ăn thô của TMR là 50:50. Thức ăn thô gồm có 35% ngô ủ chua và 15% cỏ voi (Bermuda hay). Các khẩu phần phối hợp đầy đủ được cung cấp ba lần mỗi ngày, tương ứng lúc 9h00; 17h00 và 21h00. Các khẩu phần phối hợp đầy đủ được cho ăn tự do và cho ăn cá thể để duy trì 2 đến 3 kg thức ăn lưu sót lại luôn luôn ở đáy máng. Tiêu tốn thức ăn được tính toán là lượng cung cấp trừ đi lượng còn bỏ sót lại. Nước uống được cung cấp là các bầu nước có đường dẫn tự do.
1. Tóm tắt
Mục đích của thí nghiệm này là để điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của các khẩu phần ăn được bổ sung mỡ lợn hoặc mỡ prilled (CoralacR) đến năng suất sữa, cấu thành huyết tương và các đặc điểm đặc trưng dạ cỏ của bò cái Holstein ở miền khí hậu ấm. Trong thí nghiệm 1, 18 bò cái Holstein, 14 con đẻ lứa đầu ở ngày tiết sữa 43 và 4 con đẻ lứa con rạ ở ngày tiết sữa 55, đã được chỉ định ngẫu nhiên vào 6 lô thí nghiệm theo kiểu ô vuông la tinh 3 x 3, mà trong đó 3 lô thí nghiệm khẩu phần ăn có cùng hàm lượng protein nhưng khác nhau về khẩu phần cơ bản (đối chứng), khẩu phần cơ bản bổ sung 2,5% mỡ lợn (ML), và khẩu phần cơ bản bổ xung với 2.5% mỡ Prilled thương phẩm (MP). Trong thí nghiệm 2, 3 bò cái Holstein không tiết sữa đang có thai đã đặt ống thông dạ cỏ có khối lượng cơ thể trung bình 550 kg đã được phân bố vào mô hình thí nghiệm ô vuông la tinh 3 x 3 với khẩu phần ăn giống hệt như ở lần thí nghiệm 1 được nuôi dưỡng cho bò cái ở mức 1,5% khối lượng cơ thể dựa trên nền vật chất khô (VCK). Các kết quả đã chỉ ra rằng vật chất khô ăn được không khác nhau giữa các lô thí nghiệm. Sản lượng sữa và sản lượng sữa quy đổi 4% mỡ (SQĐ) ở MP là lớn hơn (p < 0,05) so với ở lô đối chứng. ML và MP gây ra tỷ lệ % mỡ sữa cao hơn. Protein, lactose và hàm lượng chất rắn ở sữa là không khác nhau giữa ba thí nghiệm khẩu phần ăn. Nồng độ của các axit béo không ester hoá (NEFA) trong huyết tương lớn hơn có ý nghĩa ở ML và MP so với nồng độ các axit béo không ester hoá đó ở lô đối chứng. Tuy nhiên, nồng độ của triglycerides, nitơ urea, và cholesterol ở huyết tương là khác nhau không có ý nghĩa giữa ba lô thí nghiệm. Mặc dù tỷ lệ % isobutyrate do dạ cỏ nghiền ở ML và MP là lớn hơn, sự khác nhau không có ý nghĩa được quan sát thấy ở pH dạ cỏ, nồng độ NH3 - N và sản xuất axit béo bay hơi (ABBH) giữa ba lô thí nghiệm. Khẩu phần ăn bổ sung chất béo có thể cải tiến sản lượng sữa và tỷ lệ % mỡ sữa không gây ra mất thuận lợi về các địa điểm đặc trưng dạ cỏ ở bò cái ở đầu kỳ sữa và ở miền khí hậu ấm.
(asian - aust. J.Anim.Sci. 2004. Vol 17, N02 : 213 - 220).
Các nhà nghiên cứu Australia cho biết cho bò sữa ăn bã rượu nho gồm hạt, vỏ nho và cuống quả nho sẽ làm tăng sản lượng sữa bò và giảm lượng khí thải mê-tan của ngành chăn nuôi bò sữa.
Hiện nay sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng rõ rệt như nhiệt độ môi trường tăng cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sản xuất nông nghiệp khó khăn và đặc biệt là trong chăn nuôi bò sữa. Khi nhiệt độ môi trường cao, bò dễ bị stress nhiệt ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát dục, sức sản xuất và tình trạng sức khỏe của bò sữa gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi.
Yếu tố cần thiết để đạt sản lượng sữa cao và đảm bảo sức khỏe của bò là thức ăn thô xanh chất lượng, tuy nhiên, việc trồng và thu hoạch đủ lượng cỏ đúng thời điểm là rất khó đối với nhiều trang trại. Cỏ có thể lớn quá nhanh và vượt nhu cầu hàng ngày của bò, do đó trở nên già và kém chất lượng.
Nước uống đối với bò sữa cũng quan trọng như thức ăn. Nước uống giúp ổn định và tăng khả năng cho sữa.
Chăn nuôi bò là nghề truyền thống của bà con nông dân trong tỉnh, ngoài sản xuất nông nghiệp bà con nông dân tận dụng thời gian nông nhàn để chăn nuôi bò cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, từ khi phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển tạo ra nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp đã giúp bà con nông dân có đủ nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên năm nay do tình hình bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại lúa, tỉnh AG đã chỉ đạo địa phương ngừng sản xuất vụ 3 thay vào đó xả lũ để diệt mầm bệnh, làm cho nhiều hộ chăn nuôi bò gặp khó vì thiếu nguồn thức ăn. Phương pháp chế biến rơm thành thức ăn cho chăn nuôi bò sẽ giải quyết vấn đề khó khăn trong chăn nuôi bò hiện nay.
Hệ thống trị dinh dưỡng hiện hành cho gia súc nhai lại ở nước ta biểu thị giá trị năng lượng bằng đơn vị thức ăn trên cơ sở năng lượng trao đổi và giá trị protein theo hàm lượng protein thô hay protein tiêu hoá. Một hệ thống như vậy không tính đến vai trò tích cực của vi sinh vặt dạ cỏ cũng như nhu cầu và khả năng tối đa của chúng đối với dinh dưỡng của loài nhai lại. Cho nên, hệ thống dinh dưỡng dựa vào giá trị protein thô hay protein tiêu hoá đối với động vật nhai lại sẽ không chính xác.
KTNT - Hiện, công nghệ sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi ngày càng được quan tâm, bởi đó là khâu quan trọng quyết định giá thành sản phẩm. Thức ăn phối trộn hỗn hợp (TMR) tỏ ra rất phù hợp với mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung quy mô lớn bởi đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng cho từng nhóm bò con nuôi.